1. Đầu tiên hãy bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi “Thế nào là mối quan hệ lành mạnh?’
Đó là khi hai người tôn trọng lẫn nhau và sẵn sàng thỏa mãn những nhu cầu, mong mốn, sở thích của cả hai. Khi đó, cả hai bạn đều cảm thấy an toàn, bình yên, được công nhận, được lắng nghe, và điều quan trọng nhất là, cảm thấy mình đang yêu và được yêu một cách trọn vẹn.
2. Ai mà chẳng muốn ở trong một mối quan hệ lành mạnh nhỉ?
Tuy nhiên, không có điều gì là hoàn hảo cả, và ngay cả một mối quan hệ lành mạnh nhất cũng có thể huỷ hoại bởi nhiều yếu tố tưởng như không đáng kể.
Đầu tiên phải kể đến TÂM TRÍ của bạn.
Tại sao lại là tâm trí?
Vì đây là nơi lưu giữ những kí ức, kỉ niệm, những vết thương quá khứ,... trong vùng tiềm thức của tâm trí. Điều này có nghĩa là bản thân bạn có thể không nhận thức được những suy nghĩ thầm kín trong tiềm thức của chính mình.
3. Để dễ hiểu hơn chúng mình sẽ có ví dụ cách điều này ảnh hưởng đến sự gắn kết lành mạnh trong các mối quan hệ.
Ví dụ, khi người yêu bạn đi chơi về muộn,
Với những cặp đôi có sự gắn bó, chia sẻ lành mạnh thì việc nửa kia đi chơi về muộn sẽ không làm khơi dậy quá nhiều căng thẳng hay gây ảnh hưởng đến tình cảm hai người dành cho nhau.
Bạn có thể sẽ hỏi mấy giờ người kia về, hay nhắn họ lái xe an toàn và về cẩn thận nhé, nhưng chỉ như vậy mà thôi.
Ngược lại, với những cặp đôi đã quen với những dấu hiệu toxic, việc đi chơi về muộn có ý nghĩa hơn thế nhiều.
Bỗng dưng việc về muộn có liên hệ trực tiếp với mối quan hệ hiện tại của hai người. Suy nghĩ của người chờ đợi bỗng chuyển từ “Tại sao anh ấy lại về muộn cơ chứ, liệu anh ấy đang ngoại tình lừa dối mình ư? Mối quan hệ này thế là chấm dứt rồi sao? Hay họ đã tìm được người tốt hơn mình và sẽ bỏ đi chẳng bao giờ quay lại nữa?”...
Những suy nghĩ này là căn nguyên của một loạt những cảm xúc như tức giận, lo lắng, ghen tuông và dần dần chuyển hoá thành những lời cáo buộc ngay khi đối phương đặt chân về nhà.
4. Mối quan hệ bắt đầu sụp đổ ra sao…
Dù cho người kia cố xoa dịu bằng cách giải thích rằng họ về muộn vì cần đi đổ xăng hay có sự cố gì đi chăng nữa, thì qua thời gian người ấy cũng sẽ trở nên chán nản khi cứ liên tục phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bạn như vậy.
Bạn có thể sẽ nghĩ là “Ồ nếu họ yêu mình thì họ sẽ muốn làm sao để khiến mình thoải mái”, nhưng điều này cũng có giới hạn.
Hãy nhớ rằng người bạn yêu và lựa chọn ở bên KHÔNG có trách nhiệm phải khiến cho bạn cảm thấy thoải mái mọi lúc mọi nơi. Cảm xúc của bạn là do bản thân BẠN làm chủ. Và chỉ có bạn mới kiểm soát được cảm xúc của chính mình mà thôi.
5. Làm thế nào để yêu đương lành mạnh hơn
Bí quyết cho một mối quan hệ lành mạnh và bền lâu bắt đầu từ chính bản thân mỗi người
Hãy học cách làm việc và đối diện với những cảm xúc bên trong, để hiểu rằng tại sao mình lại suy nghĩ như vậy, cảm xúc này là từ đâu mà có,...
Từ đó từng bước thay đổi, khắc phục và lấy lại kiểm soát với những cảm xúc tiêu cực ấy, tránh để chúng che lấp lý trí mình.
Ví dụ, khi người yêu đi chơi về muộn, thay vì vội vàng lao vào trách móc đổ lỗi cho họ ngay khi những suy nghĩ bất an xuất hiện.
Hãy tự hỏi bản thân “điều gì khác có thể khiến họ về muộn không?”, liệt kê một vài điều trong số đó và xếp theo thứ tự hợp lý. Nhờ vậy thì khi mà họ về nhà, bạn đã ở trong trạng thái bình tĩnh hơn và không còn vô cớ cáo buộc, đổ lỗi đối phương nữa.
Nhờ vậy mà mối quan hệ cũng trở nên lành mạnh và an toàn hơn cho cả hai.
Chúc các bạn yêu đương lành mạnh và hạnh phúc hơn mỗi ngày!
_____
Hiểu và nhìn rõ hơn các dấu hiệu toxic trong mối quan hệ, biết cách đặt ranh giới và yêu lành mạnh hơn mỗi ngày tại khóa học: https://www.vietchualanh.vn/khoa-tu-day-du-day-hoc-yeu
Comments