top of page

[Liệu pháp viết] Viết chữa lành thì có gì khác viết bình thường?

Trong mỗi chúng ta đều có một thứ gọi là “cái tôi kể chuyện”. Khi viết về một câu chuyện nào đó, một cách bản năng, bạn sẽ thêm mắm dặm muối, kể ra câu chuyện theo một khá cao trào, kịch tính, đặt cái tôi của mình vào trung tâm. Khi ấy, những câu viết của bạn nó cũng không hẳn là thuần khiết từ trái tim mà nó có sự can thiệp của lí trí não bộ và ham muốn/nhu cầu của khu vực luân xa 2.


Bộ não có cơ chế:

- Phân loại thông tin

- Xoá bớt thông tin mà bộ não cho là không cần thiết (trong khi có thể nó lại chính là thông tin mấu chốt)

- Rồi dựng các thông tin còn lại thành 1 câu chuyện


Có thể não không có ý đồ gì cả, đây chỉ là “công việc” của nó mà thôi. Nó cần làm sao cho các câu chuyện truyền đạt ra nghe logic và hợp lý nhất có thể.


Nhưng ham muốn/nỗi sợ/nhu cầu của bạn thì lại có “ý đồ”. Nó muốn được người khác chú ý tới mình, nó muốn người khác đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu cho những cảm xúc tổn thương của mình, nó sợ bị bỏ rơi, sợ cô độc, và rất nhiều nỗi sợ khác thúc đẩy nó can thiệp vào những câu chữ thuần khiết của trái tim: Nó cần hợp tác cùng với bộ não sao cho tạo ra 1 câu chuyện hay nhất có thể.


Mà trái tim của bạn lại không cần điều đó. Sự chữa lành chỉ tới sau khi nó được lên tiếng, được lắng nghe hoàn toàn và không bị bóp méo hay làm hoa mỹ lên để thu hút sự chú ý như cách mà bộ não và ham muốn hay làm. Trái tim bạn cần được là chính mình một cách nguyên sơ nhất.


Thế nên, cho dù bạn có viết đến hàng trăm cuốn sách hay mà chưa một lần thật sự ngồi xuống, đối diện với cảm xúc thật bên trong mình, viết ra nó một cách không có ý đồ nhất, thì quá trình chữa lành vẫn chưa thể bắt đầu.

Commentaires


bottom of page