top of page

Làm sao để bớt quan tâm đến đắt rẻ?

Một trong những thói quen mà chúng ta hay có trong việc đi chi tiêu, mua sắm hay chi tiền là chúng ta thường hay có một cảm giác cái này khá rẻ, hay khoản chi tiêu này quá đắt đó.



Thế nhưng vì đắt rẻ nó là một khái niệm rất tương đối. Cùng một món đồ có người thấy bán giá này là đắt, có người thấy bán giá đó là quá rẻ. Vậy yếu tố nào đang ảnh hưởng đến cảm giác của chúng ta về giá trị của một món đồ hay một dịch vụ? 


Mình lấy ví dụ cùng là một khoá học tiếng Trung 5 triệu/tháng và 4 bạn có chung mức thu nhập, cùng đưa ra nhận xét về đắt hay rẻ:

A: Học tiếng Trung chán lắm,  phí cả tiền mà chả để làm gì.

B: Khoá này học xong cái lương tăng gấp đôi, quá rẻ.

C: Khoá học 5tr là rẻ, vì các khoá của tôi học toàn vài chục triệu.

D: Khoá học này đắt so với thị trường, vì các khoá thị trường xưa nay tôi học và tìm hiểu có mức giá rẻ hơn.


Vậy chúng ta thử nhìn vào lý do sâu hơn đằng sau xem các bạn nhận xét cùng 1 khoá học - 1 giá tiền giống nhau với mức thu nhập giống nhau là đắt hay rẻ vì lý do gì nhé:

A: Đánh giá trên giá trị - vì nó không mang lại giá trị cho bạn, nên bạn thấy đắt.

B: Vì nó mang lại giá trị cho bạn, đầu tư 1 số tiền mà được thêm nhiều hơn, nên bạn thấy rẻ.

C: Đánh giá trên trải nghiệm, so với các trải nghiệm tương tự trong quá khứ là rẻ

D: Đánh giá trên trải nghiệm, so với các trải nghiệm tương tự trên thị trường là đắt.


Vậy từ bốn ví dụ trên, ta có thể nhìn thấy chúng ta sẽ nhìn nhận đắt rẻ dựa trên trải nghiệm thực tế, hoặc dựa trên giá trị mà nó mang lại cho bản thân. Khi đó, kết quả khi bốn bạn mua khoá học cùng 1 mức giá sẽ chia thành hai cảm xúc:


Vui: 

  • Rẻ mà hiệu quả thì rất vui

  • Đắt mà hiệu quả thì cũng tạm hài lòng. 


Không vui

  • Rẻ mà không hiệu quả thì không hài lòng lắm. 

  • Đắt mà không hiệu quả thì rất không vui. 


Vậy, chúng ta đặt ra câu hỏi làm thế nào để có thể đưa ra các quyết định chi tiêu mà không còn bị ảnh hưởng tới chuyện đắt rẻ? Hay làm sao để các quyết định chi tiêu của chúng ta dù đắt hay rẻ nhưng vẫn làm chúng ta cảm thấy vui vẻ, hài lòng? Thì một gợi ý mà bạn có thêm thử là thay vì quan tâm đến đắt rẻ, khi mua một món đồ hay trả tiền cho một dịch vụ bạn hãy xác định hai yếu tố:

  • Nhu cầu của bạn là gì?

  • Khả năng chi trả của bạn cho nhu cầu này là như thế nào?

Khi nói về nhu cầu của bạn là gì, bạn cần trả lời được món đồ này, khoản chi tiêu này nó thoả mãn mong muốn gì ở bên trong bạn, nó có khiến bạn vui vẻ, hạnh phúc, có làm cuộc sống bạn dễ dàng và có ích cho bạn hơn không?


Khi phân tích vào ví dụ học tiếng trung, thì tuỳ vào nhu cầu của bạn trong phát triển bản thân và công việc mà bạn A và bạn B có cảm thấy hài lòng hay không hài lòng với quyết định bỏ tiền học tiếng trung.


Khi nói về khả năng chi trả cho nhu cầu này. Nếu nó thấp hơn mức bạn chi trả bình thường, thì bạn có thể thoải mái bỏ tiền mà không cần suy nghĩ gì. Ngược lại, nếu số tiền bỏ ra vượt qua khỏi mức chi trả thì bạn có thể cần kiếm thêm tiền, hoặc cân nhắc lại tài chính, hoặc tìm ra các phương án phù hợp hơn. Khi nghĩ về khả năng chi trả cho việc học tiếng Trung (bạn C và D), thì việc tư duy này cũng giúp hai bạn cân đối tài chính phù hợp, tiết kiệm thời gian đưa ra quyết định và có lựa chọn chi tiêu hợp lý hơn. 


Còn bạn, khi chi tiêu bạn thường quan tâm đến đắt - rẻ hay yếu tố gì?

___

Đăng kí ngay khoá học Tư duy trù phú, bạn sẽ được:

  • Làm bài "test" kiểm tra tình hình tài chính

  • Đi tìm nguyên nhân, thực hành giải quyết triệt để các vấn đề, nỗi sợ đang cản trở tiền của bạn

  • Học cách kiếm tiền hiệu quả, tiêu tiền hợp lý

  • Có thêm các công cụ quản lý tài chính, đầu tư hợp lý

  • Xây dựng và thực hành tư duy trù phú

  • Giúp bạn định hướng lại tư duy về tiền

  • Giúp bạn kiếm và quản lý tiền chủ động, nhàn nhã và hiệu quả, thỏa mãn hơn


Comments


bottom of page