top of page

Giá trị của bạn nằm ở đâu?

Trong văn hoá phương đông, ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được dạy bảo rằng giá trị của một người phụ thuộc vào những gì người khác nghĩ về họ.


Hiếm khi nào một đứa bé được đánh giá là ngoan vì nó đã thực hiện đúng quy trình ăn-ngủ-nghỉ của một đứa trẻ. Người ta sẽ khen rằng đứa bé kia thật ngoan vì nó biết nhường nhịn anh chị em, biết vâng lời và không để bố mẹ phiền lòng. Khi ấy, giá trị của đứa trẻ phụ thuộc vào những gì nó làm được cho người khác, đó là: nhường nhịn, hiểu chuyện, hay khiến ba mẹ an tâm.


Bạn đã từng nghe ai khen anh A là một người chồng, người cha tốt vì anh ta đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ tâm lý cho chính mình chưa?

Hay đã ai nói rằng cái B thật là người vợ đáng ngưỡng mộ vì cô ấy biết chăm sóc dáng vóc sau sinh chứ?


Xã hội đã khiến chúng ta lớn lên và tin rằng phần “tốt” trong việc trở thành một người tốt có nghĩa với là đối tốt với người khác. Thế nhưng liệu có phải cứ vì người khác, phải hy sinh thì mới được tính là sống một cuộc đời có ý nghĩa không?


Vậy còn những người muốn làm việc hết mình và tiêu tiền họ làm ra cho lối sống hưởng thụ xa hoa thì sao? Liệu giá trị của họ sẽ nằm ở đâu nếu chúng ta cứ tiếp tục đánh giá như vậy chứ?


Giá trị của một người nên nằm ở bản thân họ chứ không phải phụ thuộc vào ai hết. Nó nên là cái mang lại niềm vui, sự thoải mái cho bản thân mỗi người hơn là trách nhiệm đè nặng lên vai họ.


Tất nhiên, điều này không có nghĩa là ta phủ định hoàn toàn ý nghĩa của việc đối xử tốt với mọi người xung quanh. Bởi lẽ chúng ta sẽ chẳng thể tự tin nói rằng mình là người tốt nếu chỉ biết nghĩ cho bản thân và dửng dưng với phần còn lại của thế giới được.


Để trở thành một người tốt trước hết hãy đối tốt với chính mình. Bản thân ta phải hạnh phúc đã thì mới có thể lan toả những điều tốt đẹp, tích cực đấy tới mọi người xung quanh được.


Comments


bottom of page