Về bản chất, gaslighting là những hành vi thao túng tâm lý và kiểm soát suy nghĩ của đối phương. Nói gaslighting là một kiểu bạo lực tinh thần mà không phải ai cũng nhận ra bởi nó khiến cho nạn nhân dần cảm thấy mất niềm tin vào chính.
Có lần bạn mình kể về mối quan hệ cũ của nó với một ông người yêu toxic. Nó kể rằng bằng một cách nào đó mà dù cho nó có là người đúng hay người sai trong câu chuyện thì ông ấy vẫn có cách để khiến nó cảm thấy tội lỗi được. Mỗi lần bất đồng là ông người yêu cũ ấy lại thao túng bạn bằng những lời như kiểu: "em đang tưởng tượng đấy à?", "em đừng có làm quá mọi chuyện lên như thế", "em không tin tưởng anh phải không?", "Lại bắt đầu rồi đấy...",.... Dần dà bạn cứ bị đắm chìm vào đấy, bị chính thao túng và coi đó như sự thật. Gaslighting tệ đến nỗi bạn không còn phân biệt được đâu mới là phải trái nữa, và chỉ biết mặc cho người kia thao túng, đến mức đánh mất bản thân và hoài nghi chính mình. Cho đến giờ, mặc dù đã nhiều năm sau, nhưng bạn vẫn thường ngồi lại và cay cú với mình rằng: "Không hiểu nó thao túng kiểu gì mà cắm sừng đến lần thứ 3 rồi tao vẫn nghĩ đấy là lỗi của tao được, tài thật."
Có một lần khác mình nghe học viên tâm sự về mối quan hệ của em với mẹ. Khi cáu lên, mẹ em thường trút cơn thịnh nộ một cách vô lý, nói rất nhiều lời gây tổn thương rồi sau đó lại vờ như không có gì. Có lần em kể trực tiếp confront về những nỗi đau và struggle đó với mẹ thì lại nhận được những lời như là "Ôi dào con có chắc không đấy", "Bây giờ mẹ dứt ruột đẻ ra con. nuôi lớn đủ đầy, mà nói có tí thôi cũng không nghe lời mẹ hả", hay "Đừng có tự nhiên bịa chuyện nữa cho nó qua đi", "Mẹ còn bận kiếm tiền nuôi m ăn học m thì ngồi đây giận dỗi mấy cái vớ vẩn này à"...
Về bản chất, gaslighting là những hành vi thao túng tâm lý và kiểm soát suy nghĩ của đối phương. Nói gaslighting là một kiểu bạo lực tinh thần mà không phải ai cũng nhận ra bởi nó khiến cho nạn nhân dần cảm thấy mất niềm tin vào chính. Đã bao giờ bạn cảm thấy nghi ngờ chính những suy nghĩ, cảm xúc mà mình đang phải trải qua chưa? Bạn có thấy bản thân đang bị mắc kẹt, vùng vẫy trong một mối quan hệ mà chẳng thể thoát ra nổi chứ? Rõ ràng mình có lí do để tức giận, thế nhưng bằng cách nào đấy, họ luôn khiến cho mình cảm thấy như thể đó là lỗi của bản thân. Nó khiến cho bạn cảm thấy như thể mình là người phải nỗ lực thay đổi để thích nghi và làm vừa lòng đối phương.
Bạo lực tinh thần thực sự không phải là một vấn đề nên bỏ qua. Nếu bạn bắt gặp bản thân trong những tình huống này, thì hãy dành thời gian để nhìn nhận lại vấn đề trong mối quan hệ ấy. Bạn có thể thử gạch đầu dòng vấn đề, cảm xúc và cả những lần bạn nghi ngờ bản thân đang bị thao túng xuống giấy. Điều này sẽ giúp bạn tách biệt mâu thuẫn với cảm xúc rõ ràng hơn. Việc tâm sự và chia sẻ với những người mà bạn tin tưởng, như cách đứa bạn đã kể lại với mình, cũng sẽ có ích rất nhiều.
Ai cũng xứng đáng được yêu thương, được cảm thông và giúp đỡ. Vậy nên đừng ngần ngại nếu bạn còn gặp khó khăn hay vật lộn với những sang chấn của bạo lực tinh thần nhé, bởi vẫn luôn có ít nhất một người là chúng mình sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ bạn mà
Comentários