top of page

Cảm xúc tiêu cực là thứ phải tận hưởng chứ không phải xử lý

Nói chung đã là người, sinh ra sẽ có vui và có buồn. Mặc dù lý thuyết thì, bố mẹ nào cũng chỉ muốn con luôn vui vẻ hạnh phúc, còn con cái nào cũng mong ông bà cha mẹ cả đời an yên không phải lo âu buồn rầu gì.


Thế nhưng đời nó không thế. Đời, là có vui, có buồn. Đố bạn tìm trên đời 1 người nào mà chưa bao giờ buồn đấy. Dù có tỉ phú, có hoa hậu, có nổi tiếng, có giỏi giang đến mấy, rồi cũng sẽ có lúc phải buồn. Không chỉ buồn, chúng ta còn chán nản, uất hận, ghen tuông, tức tối, tủi nhục, tuyệt vọng… Một tỉ các cảm xúc tiêu cực. Tóm lại, dù muốn hay không, cảm xúc tiêu cực cũng sẽ tồn tại, một lúc nào đó.


Thế thì xử lý thế nào nhỉ? Làm sao để hết “ tiêu cực”. Mọi người hay bảo buồn thì khóc đi. Nhưng nhiều khi khóc cũng không hết. Có người bảo buồn thì làm ABC XYZ đi, cũng không hết. Thế giờ, làm sao bây giờ? Ừm, thường hai cách chúng ta hay làm nhất khi gặp cảm xúc tiêu cực là chạy trốn và kìm nén.


Cách 1: Chạy trốn tiêu cực

Mình là một đứa trẻ sợ buồn. Mình sợ buồn nhiều lắm. Nghĩ đến buồn hay chán hay thất vọng hay ghen tuông hay bất cứ cảm xúc nào tiêu cực là mình chạy xa 9 phương 8 hướng. Cụ thể hơn, mỗi khi mình buồn mình thường tìm cái gì đó làm để quên nó đi, gọi là đánh lạc hướng. Mình chọn nhiều cách, mà hiệu quả nhất là đi chơi. Kết quả, đi được hẳn 27 nước rồi :))), chủ yếu để trốn buồn. Nhưng cảm xúc không phải trốn thì hết. Rồi, trốn mấy thì trốn, nó vẫn ú oà trồi lên thôi. Covid không được đi đâu đã dạy cho mình bài học đó. Mình đã từng trốn, trốn quá trời trốn, né quá trời né. Để rồi một ngày kiệt sức, né không nổi. Nằm xuống quật ngã, và cả cơ thể bị nhấn chìm trong nỗi buồn.


Cách 2: Kìm nén tiêu cực.

Ngược lại với cách trốn, cách này chúng ta gọi là nhịn. Bị oan uổng, nhịn. Cãi nhau với bạn, nhịn. Không thích công việc, nhịn 1 tí. Các cụ đã dạy 1 điều nhịn là 9 điều lành. Nhẫn nhịu yêu thương chịu khó hiền lành nỗ lực với cuộc đời. Đàn ông thì nên nuốt nước mắt vào trong, không nên thể hiện mình yếu đuối. Nhìn chung, 1 điều mình không thích lắm mà giáo dục đông á nói chung và việt nam nói riêng thường hay bảo nên “nhịn”.

Nhưng mà, nhịn chưa bao giờ là cách cả. Mình lấy ví dụ thế này: cảm xúc tiêu cực nó sản sinh ra trong tương tác với con người và cuộc sống hàng ngày, nó là chuyện cực kỳ bình thường. Giống như hàng ngày bạn ăn ý. Bạn ăn thịt ăn rau ăn cơm ăn canh nạp các chất vào người, có chất dinh dưỡng nuôi bạn phát triển, thì cũng sẽ có chất không tốt mà bạn phải thải ra. Nói chung là người ai cũng biết có ăn thì phải có ỉa. Đơn giản thế thôi, không có ai ăn mà không ỉa cả, khoa học bảo thế. Thế thì sống cũng thế, sống hàng ngày gặp bao nhiêu người, làm bao nhiêu thứ, đọc bao nhiêu điều cũng giống như nạp 1 tỉ thứ vào tinh thần. Ngoài những chất dinh dưỡng, chắc chắc sẽ có chất thải. Chất thải này thường là cảm xúc tiêu cực, và nó sẽ cần “đảo thải ra khỏi người”. Muốn sống mà không tiêu cực mình thấy chả khác gì muốn ăn mà không bao giờ ỉa. Không có mùa xuân đó đâu. Kìm nén tiêu cực nó như kiểu nuôi bom nguyên tử ý bạn. Bạn biết bom nguyên tử hình thành như thế nào không, nó là nén các nguyên tử vào với nhau. Càng nén chặt, sức công phá càng lớn. Thế thì việc kìm nén cảm xúc có thể mô tả như 1 người ăn rất nhiều, nhưng từ chối không, tôi không ỉa. Tôi không có cứt, tôi không có ỉa nhé. Nén nén nén nén mãi, nhịn nhịn nhịn nhịn hoài. Rồi nhịn quá thì…chuyện gì phải đến cũng đến thôi. Bom nổ, té ze, văng tung toé. Bạn sẽ rất hay thấy 1 cô gái đang yên đang lành, tự nhiên có một anh nhảy vào chê béo 1 cái, thế là hoá ác quỷ gào thét xong chửi bới xong phát rồ ý. Thì không phải cô gái phát rồ vì bị chê béo, mà nó là 1 sự nhịn nhiều năm nhiều câu nói vô duyên rồi. Quả bom nguyên tử đã được giữ gìn bao lâu giờ chỉ cần giọt nước tràn ly là tàn phá ác liệt. Thật tội cho ai đen đủi châm chọc cô gái đấy khi ấy.


Tóm lại, nhịn không phải là cách. Vì như đống rác trong nhà không dọn, kìm nén cảm xúc tiêu cực như úp tấm chiếu vào đống rác. Càng ngày càng thối bốc mùi và tạo nên tính cách cáu bẳn. Nhịn càng lâu thì nuôi bom càng lớn. Sớm muộn cũng nổ.


3. Tận hưởng cảm xúc tiêu cực.


Thế làm thế nào giờ. Bí kíp là…. CHỊU THUA NHÉ. Đầu hàng - tiếng anh có 1 từ rất đẹp là Surrender.


Cách lành mạnh ở đây là chúng ta hiểu, cảm xúc là thứ đến rồi đi. Không nhịn được, và cũng không trốn tránh được. Hiểu nó, chấp nhận nó, ôm ấp nó. Thì dễ hơn nhiều. Giống trong phim inside out thôi, đuổi đánh bé Sadness làm gì, cứ để bé ở đó, tận hưởng nỗi buồn. Rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc xuất hiện ngay sau đó. Mình đã dành 28 năm chạy trốn nỗi buồn, để rồi một ngày chịu hết sức, không chạy nổi nữa. Bắt đầu nằm vật ra và kiểu buông bỏ, ừ thôi, buồn thì buồn đi. Rồi cứ để sự buồn đấy ôm lấy, chìm lấy, bọc lấy toàn bộ bản thân. Chìm trong sự buồn đó, mình bỗng thấy mọi thứ thật đẹp. Đó là lần đầu tiên, mình thấy, ừ hoá ra nỗi buồn cũng không tệ đến thế. Lần đầu tiên, mình tận hưởng nỗi buồn.


Về sau nhận ra, mình thấy buồn thì…cứ buồn thôi. Nó cũng là cảm xúc. Và cũng đến rồi đi. Giờ lâu lâu mình tâm sự vs bạn là đang cô đơn quá. Nhưng xong cũng tự nhìn nhận 1 câu à mà cô đơn cũng là cảm giác, không sao. Đến rồi nó sẽ đi. Cô đơn cũng vui mà. Không quá căng thẳng về nó, không kìm nén nó, không chạy trốn nó. Chấp nhận nó thôi.


Mình cũng không nhịn nhiều nữa. Vì mình nhận ra tai hoạ cuộc đời toàn do nhịn lâu năm rồi 1 hôm bom nổ cả. Lúc đó sát thương vừa tình bạn vừa sứt mẻ quan hệ. Trong khi mình có các biện pháp lành mạnh là mình nhận ra cảm xúc cần xả, và mình sẽ lựa chọn mỗi ngày buổi sáng khi ở riêng 1 không gian an toàn “xả ra sự tiêu cực” một cách lành mạnh và 1 mình, cũng giống như chuyện ngày nào mình cũng cần ỉa và thế là healthy vậy. Tóm lại là thía đó.


Đúc rút sau 29 năm cuối cùng mới nhận ra, thực ra tiêu cực cũng không tệ đến thế. Chúc các bạn buồn và tiêu cực thật zui.

ความคิดเห็น


bottom of page