Phương pháp Logical Writing áp dụng với các bạn đã có kĩ năng viết hoặc quen với việc soạn thảo hàng ngày (ví dụ như các bạn trong ngành biên tập, truyền thông, quan hệ công chúng…), nhưng nếu bạn đơn giản là một người thích viết và thích thử sức cũng không sao cả, không có giới hạn cho việc viết.
Nếu như Free Writing kích thích và gợi mở bán cầu não phải (xử lý hình ảnh, cảm thụ nghệ thuật), thì Logical Writing sẽ giúp bạn cân bằng nốt với bán cầu não trái (giải quyết các vấn đề liên quan đến logic và tính toán). Logical Writing yêu cầu bạn phải viết theo trật tự của một mẫu văn bản để tường thuật, mô tả hoặc chứng minh một điều gì đó. Một số cấu trúc phổ biến là: “Tam giác xuôi” (Chi tiết mở đầu – Các chi tiết quan trọng hơn – Chi tiết quan trọng nhất), “Tam giác ngược” (Nhấn mạnh chi tiết quan trọng nhất – Chi tiết ít quan trọng hơn – Chi tiết không quan trọng), cấu trúc Chữ nhật (nên luận điểm theo thứ tự 1, 2, 3 rồi giải thích các luận cứ theo đúng thứ tự đó để chứng minh luận điểm)…
Về cụ thể các cấu trúc viết, bạn có thể tự tra thông tin, hoặc mình sẽ giới thiệu trong các lớp học. Tuy nhiên, hãy thử tự thử thách cho bản thân với một lần viết Logical xem sao nhé. Sẽ là một trải nghiệm rất thú vị và đôi khi sẽ khiến bạn ngạc nhiên với chính khả năng não bộ của mình đó!
Comments