Nãy mình ngồi học, một đoạn mà hai giáo sư bàn với nhau là sự khác nhau giữa Empathy (đồng cảm) và Compassion (lòng trắc ẩn). Trong câu chuyện, giáo sư giải thích cách phân biệt hai yếu tố này khá đơn giản.
- Empathy là khi mà bạn nhìn thấy một ai đó bị đau và tổn thương, bạn cảm thấy buồn và đồng cảm với nỗi đau của người đó.
- Compassion là khi bạn hành động, quyết định làm một điều gì đó với chuyện đó (giúp đỡ người đó vượt qua nỗi đau này chẳng hạn)
Lúc đó mình dừng video lại và bàn bạc với ny mình, vì mình thấy mình là người có compassion nhiều (thích giúp đỡ người khác) nhưng chả mấy khi có empathy (bản chất máu lạnh ít khi đồng cảm hay hiểu nỗi đau của người khác). Bồ mình thì ngược lại, chắc chắn có nhiều empathy và rất thấu hiểu nhưng hiếm khi thực sự làm điều gì đó về chuyện này. Lúc giải thích thế ban đầu nghe có vẻ hơi vô lý, vì không đồng cảm thì làm sao muốn giúp đỡ. Nhưng mình có giải thích là ví dụ nếu bạn A nói bạn ý béo nên mặc cảm thì mình chả hiểu được sao béo thì mặc cảm, mình không đồng cảm với nỗi đau của bạn ý vì không hiểu nhưng mình sẽ muốn giúp bạn ý đỡ mặc cảm hơn.
Sau khi mình giải thích mình như gì rồi xem tiếp video thì giáo sư có nói là bạn có thể phân tích kỹ khi một người đang trải qua trạng thái đồng cảm với một ai đó đau khổ. Khi người đó đang đồng cảm thì sau đó họ có khả năng sẽ đi đến 1 trong 2 trạng thái:
1. Quá tải cảm xúc: Mình méo thể xử lý được điều này thêm nữa
2. Hành động: mình sẽ muốn làm gì đó để xử lý chuyện này
Kiểu ví dụ nôm na nghe bạn thân thất tình than phiền thì hoặc chán quá méo muốn nghe nữa, hoặc muốn khuyên nó hết mình để không khổ vì 1 thằng tồi.
Vậy làm sao để biết được người đó sau khi có sự đồng cảm thì họ sẽ hành động như thế nào. Đơn giản lắm, hãy nhìn huyết áp :))). Nếu mà tim đập nhanh, người nóng bừng bừng, cảm xúc bùng nổ tức là hệ thống “đồng cảm” của họ đang sôi trào rực rỡ. Họ sẽ có cảm giác là cảm xúc này rất khó chịu và họ sẽ có xu hướng né tránh điều này. Thế nhưng nếu người này hơi thờ ơ và không quá đa sầu đa cảm hay bị ngập trong cảm xúc thì khả năng cao hơn là họ sẽ đi làm điều gì đó về chuyện đó. Điều này cũng khá giống với một quan điểm của phật giáo là bạn cần có một phân tách cảm xúc nhất định để nhìn nhận mọi thứ một cách sáng suốt hơn.
Chúng ta rất hay nhìn một người đau khổ và bị nhiễm cảm xúc của người đó và rồi chìm trong cảm xúc của chính mình. Giáo sư cũng lấy ví dụ là Bill Gates không phải là người đêm nào cũng nằm ngẫm nghĩ thế giới nhiều khổ đau thế nào hay lúc nào cũng đầy sự đồng cảm với mọi bất hạnh của thế giới. Thay vào đó, ông thường đưa ra một chiến thuật hay một dự án nào để để giúp đỡ thế giới một cách thực tế hơn.
Lúc nghe giảng thế thì mình cảm thấy khá vui á. Vì lúc đầu mình không phân biệt được hai khái niệm này rõ ràng là một, hai là mình luôn cảm thấy mình thiếu sót vì máu lạnh chả đồng cảm được với ai, nhưng hoá ra học xong thấy máu lạnh cũng có giá trị của nó. Bồ mình hay kêu bồ mình thờ ơ không giúp đỡ người khác, nhưng hoá ra bồ minh trái tim bao la :)). Lúc học xong thì mình hiểu là vì cá tính khác nhau nên mỗi người đều có 1 phản ứng khác nhau trước một chuyện, và cả hai phản ứng đó đều có điểm mạnh, điểm yếu. Ví dụ cụ thể lại là nếu bạn thân than phiền thất tình thì thường bồ mình lắng nghe rất giỏi, hiểu và đồng cảm với nỗi đau của người khác và chỉ thế thôi. Cách này thường được nhiều người ưa chuộng nên mọi người thích tâm sự với bồ mình lắm. Còn ai than phiền vs mình thì mình thường thích giúp họ vượt qua, xử lý chuyện đó bằng 1 cách nào đó thực tế hiệu quả. Cũng nhiều người thích cách này.
Mình nhận ra là mình chả thiếu empathy và bồ mình cũng chả thiếu compassion, vì cách sống của mình và bồ mình đều cần thiết và quan trọng. Chúng mình bù trừ và sẽ học được các phần của nhau và điều này cũng tương tự với các mối quan hệ khác.
Học cách hiểu hơn về chính mình và làm chủ cảm xúc với các khoá học chủ đề chữa lành nhé
Khoá học Viết chữa lành online: https://www.vietchualanh.vn/khoa-hoc-viet-chua-lanh
Cung cấp kiến thức cơ bản, cách sử dụng liệu pháp viết và công cụ chữa lành để bạn có thể tự làm việc với bản thân, giúp bạn thực hành đối diện với những căng thẳng, nỗi sợ và vấn đề của chính mình.
Khoá học Tarot chữa lành: https://www.vietchualanh.vn/khoa-hoc-tarot-chua-lanh
Chữa lành là một hành trình dài mà người ta có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Tarot là một trong những công cụ đó.
Khoá học Art therapy cơ bản: https://www.vietchualanh.vn/khoa-hoc-art-therapy
Giới thiệu về Art therapy - phương pháp chữa lành nghệ thuật để giải phóng cảm xúc và chữa lành và cách thực hành ứng dụng
Toxic 101 - Làm sao để tránh yêu đương toxic (200k) : https://www.vietchualanh.vn/khoa-tu-day-du-day-hoc-yeu
Opmerkingen